CEO là gì? Những công việc CEO cần phải làm?

Ceo – một vị trí mà rất nhiều người khao khát. Vậy bạn đã biết ceo là gì và làm những gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá qua bài viết dưới đây.

1. CEO là gì?

CEO (Chief Executive Officer) là người có quyền hành, quyền quản lí cao nhất trong một tổ chức đơn vị cụ thể, người có quyền quyết định cuối cùng của công ty. Họ là những người đại diện về mặt pháp luật cho các đơn vị tổ chức, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lí và điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, ta còn biết đến CEO thông qua việc thay thế cho các chức danh trong doanh nghiệp như giám đốc công ty, tổng giám đốc  điều hành…

Các hoạt động mà một CEO quản lí bao gồm:

  1. Định hướng các chiến lược hoạt động của tổ chức doanh nghiệp
  2. Thiết lập bộ máy quản lí, xây dựng văn hóa tổ chức doang nghiệp
  3. Xây dựng từ đó vận hành tốt bộ máy nhân sự

CEO được phân cấp trên và cấp dưới tương ứng dựa vào quy mô tổ chức cùng tính chất công việc tại mỗi bộ phận của doanh nghiệp

Ví dụ: Tại các công ty cổ phần thì cấp trên của CEO là hội đồng quản trị hội đồng cổ đông

Tại các công ty TNHH CEO có cấp trên là Hội đồng thành viên và cấp dưới là các giám đốc bộ phận và tập thể nhân sự của công ty.

2. Vai trò của một CEO

Có tầm nhìn xa từ đó đưa ra được những chiến lược để phụng sự cho sứ mệnh của công ty

  1. Có trách nhiệm cho việc tạo lập kế hoạch cũng như đưa ra những hướng đi cụ thể để phát triển công ty
  2. Chỉ đạo điều hành triển khai các kế hoạch kinh doanh dựa trên cơ sở được hội đồng quản trị phê duyệt.
  3. Chịu trách nhiệm về sự tăng trưởng và lợi nhuận của công ty. Đảm bảo có thể thực hiện những mục tiêu dài hạn và ngắn hạn
  4. Có những đề xuất ý kiến hoàn thiện và phát triển công ty
  5. Là người tiên phong trong xây dựng văn hóa công ty
  6. Xây dựng phát triển quảng bá thương hiệu hình ảnh công ty đến khách hàng đối tác…
  7. Đại diện công ty để quyết định, đàm phán kí kết các hợp đồng thương mại
  8. Thẩm định kiểm tra, phê duyệt các dự án phát triển, kế hoạch đầu tư, ý tưởng… đông thới đa dạng hóa sản phẩm phân phối và tiếp thị trên các kênh của thị trường
  9. Phê duyệt các chính sách miễn thưởng tiền lương, tiền trợ cấp, quy chế, quy định công ty, duyệt các kết quả đánh giá nhân viên, khen thưởng…
  10. Xây dựng đưa ra các kế hoạch nhân sự và tuyển dụng
  11. Thiết lập hoàn chỉnh bộ máy quản lí, nhân sự hiệu quả nhất

3. Phân biệt CEO và COO

Phân biệt CEO và COO

COO ( chief operations officer) và CEO đều có nghĩa là giám đốc điều hành. CEO được xem là thủ lĩnh tối cao của một công ty, là người chèo lái đưa công ty phát triển. COO dưới vai trò của CEO hay nói cách khác là nó là chức vụ nhỏ hơn CEO. Có thể hiểu nôm na nếu CEO là cái đầu thì COO là cánh tay phải đắc lực, hay CEO là tổng giám đốc thì COO là phó tổng.

Không phải công ty hay tổ chức nào cũng có COO. Nó tùy thuộc vào bộ máy nhân sự của công ty. Thường sẽ là những công ty cực lớn nhằm giảm bớt áp lực cho CEO.

4. Tố chất cần thiết để trở thành CEO

  1. Sự quyết đoán
  2. Kĩ năng quan sát tổng hợp và phân tích
  3. Sự nhạy bén
  4. Sự sáng tạo
  5. Chỉ số cảm xúc (EQ) cao

5. Mức lương của CEO

Tùy vào quy mô cơ cấu của doanh nghiệp mà mức lương của CEO sẽ khác nhau. Tuy nhiên người làm việc ở vị trí này có mức lương rất cao và không ở một mức cố định nào. Ở những doanh nghiệp hay tập đoàn lớn, CEO có thể thu được trên 500 triệu/ 1 tháng là chuyện bình thường, còn tại các doanh nghiệp nhỏ mức lương có thể dao động từ 30-60 triệu/ 1 tháng

Cuối cùng từ những thông tin mà chúng tôi cung cấp phía trên hy vọng bạn đã có một cái nhìn cụ thể hơn về CEO. Và để có thể theo đuổi ngành thì lựa chọn tốt nhất là bạn nên học ngành quản trị kinh doanh. Chúc các bạn thành công.

Tác giả: Chinh Nguyễn