Tuyển chọn 10+ mở bài người lái đò sông đà của Nguyễn Tuân

Toanhoc.org xin gửi tới bạn đọc những Mở bài người lái đò sông đà của Nguyễn Tuân để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu để học tập nhé. Những mở bài này được trích dẫn từ những bài thi ngữ văn xuất sắc đã chinh phục giám thí với điểm số tối đa. Mời bạn đọc

Mở bài người lái đò sông đà

Mở bài người lái đò sông đà thứ 1

Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ tài hoa, ông có sở trường về tùy bút. Sông Đà là tập tùy bút hay nhất của Nguyễn Tuân viết về cảnh và người Tây Bắc, là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958 của nhà văn. Ở Tây Bắc, ông sống với bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân làm đường và đồng bào các dân tộc ít người. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã mang lại cho Nguyễn Tuân nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào. Phong cảnh Tây Bắc dưới ngòi bút Nguyễn Tuân vừa hùng vĩ uy nghiêm, vừa tuyệt vời, thơ mộng. Trong bài Người lái đò sông Đà rút từ tập tùy bút Sông Đà, nhà thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn hết lời ngợi ca vẻ đẹp của con người Tây Bắc, nhất là những người lái đò trên con sông dữ dội và thơ mộng ấy.

Mở bài người lái đò sông đà thứ 2

Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ tài hoa, nhà văn nổi tiếng trong cả hai giai đoạn sáng tác: trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945. Ông đã để lại cho chúng ta một sự nghiệp văn học phong phú với nhiều tác phẩm như Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1939), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Tùy bút 1, Tùy bút II (1943), Tóc chị Hoài (1943), Nguyễn (1945), Chùa Đàn (1946), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Tùy bút kháng chiến và hòa bình 1 (1955), Tùy bút kháng chiến và hòa bình II (1956), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), Kí (1976), Chuyện nghề (1976),… Đặc biệt bài tùy bút Người lái đò sông Đà rút trong tập tùy bút Sông Đà là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo và tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân trên bước đường đi tìm vẻ đẹp của cảnh và người Tây Bắc – “chất vàng mười” của tâm hồn. Trích đoạn trong đề bài là một đoạn của tùy bút.

Mở bài người lái đò sông đà thứ 3

Khát khao cống hiến cho nghệ thuật, khát khao đi tìm và thể hiện những cảm giác mạnh mẽ, dữ dội cộng với chất nghệ sĩ ưa phóng túng, tự do đã thúc đẩy Nguyễn Tuân đến với sông Đà, và bằng “nghệ thuật bậc thầy của ngôn từ”, ông đã sáng tạo nên hình tượng con sông Đà – một kiệt tác của nghệ thuật văn xuôi. Văn học Việt Nam có thêm hình tượng một dòng sông, người yêu văn chương có thêm một tác phẩm để mà yêu dấu, trân trọng. Có lẽ hình tượng con sông Đà trong Người lái đò sông Đà là một trong những hình tượng thể hiện rõ nét trong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

Trên đây Toanhoc.org vừa giới thiệu tới các bạn Mở bài người lái đò sông đà của Nguyễn Tuân, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12 nhé. Bạn cũng có thểm tham khảo thêm Kết bài người lái đò sông đà hoặc bài phân tích người lái đò sông đà đã chia sẻ trước đó.

 

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *